Sơn mài từng là một ngành thủ công mỹ nghệ nổi bậc của Việt Nam vươn tầm quốc tế với chất lượng cao. Tuy nhiên có nhiều yếu tố khiến cho sơn mài truyền thống chưa thể đưa ra các sản phẩm theo quy mô công nghiệp được. Sơn Hoa Việt hiểu về các khó khăn đó nên đã miệt mài nghiên cứu để đưa ra giải pháp sơn mài công nghiệp, vẫn mang lại chất lượng sản phẩm như sơn mài thủ công truyền thống nhưng quy trình thực hiện đơn giản. Đầu tiên, chúng tôi xin tóm lược đôi nét về sơn mài truyền thống.
1. Lịch sử phát triển của sơn mài truyền thống
Một nghề truyền thống về thủ công mỹ nghệ nổi tiếng nhất của dân tộc Việt Nam ta. Nói về lĩnh vực sơn, sơn mài là đỉnh cao của hàng thủ công mỹ nghệ về sơn.Về nguồn gốc sơn mài, ông cha ta đã rất thông minh ở thời điểm cách đây 100 năm. Lúc bấy giờ, không có các hệ sơn có các tính năng đặc biệt chỉ có dầu chai, dầu rái, dầu thông, dầu chẩu, dầu lanh. Nhưng ông bà ta biết sử dụng một loại nhựa trong tự nhiên có tính năng rất đặc biệt là dầu cây sơn được thường gọi là sơn ta.
Trong thành phần cấu tạo sơn ta có 1 chất rất quan trọng có thể tạo màng sơn rất tốt tên khoa học gọi là Phenol. Ở thành phần Phenol trong sơn ta, đủ để tạo phản ứng hình thành màng sơn. Để tạo phản ứng, ông cha ta dùng ánh sáng (phơi nắng) và khuấy đều tạo phản ứng sinh nhiệt, nhiệt độ từ bình thường 30 độ C tăng lên 50-60 độ C, ở nhiệt độ này màng sơn được hình thành, từ màu vàng nhạt chuyển sang màu cánh gián đây là phản ứng đặc trưng của nhựa Phenol.
Trong sơn mài có môt từ dân gian để làm được sơn mài, dân nghề sơn mài gọi là Vóc sơn mài. Để tạo được vóc sơn mài phải dược quét rất nhiều lần và mài tay bằng nước các vật liệu đi kèm gồm vải tám, tre, nứa và gỗ và bột mài (khói đèn hoặc các bột oxy sắt). Sau khi tạo được bề mặt vật liệu cứng, láng không còn co, ngót trong thời gian lâu dài lúc bấy giờ được gọi là vóc sơn mài. Từ lúc này, người thợ mới dùng sơn ta và các loại bột khác như bột than (Cacbon) , lá vàng lá bạc chế tác tạo các sản phẩm sơn mài. Các sản phẩm sơn mài càng được lưu trữ, sử dụng đến hàng 100 năm, bề mặt sơn và các họa tiết, giữ được sự bóng láng, độc đáo.Và đây là nghề sơn mài nổi tiếng của Việt Nam.
Sơn mài để hoàn thiện một tác phẩm có thể 1 tháng đến hàng năm tùy theo kích thước và độ tinh xảo của sản phẩm. Sau năm 1975 đến năm 1980 thời kỳ mở cửa giao thương kinh tế nên thế giới biết nhiều về các sản phẩm sơn mài Việt Nam. Nhu cầu về các sản phẩm sơn mài tăng đột biến những công việc thủ công và thời gian thi công quá dài không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất lúc bấy giờ.
Bài toán được đặt ra: để làm nhanh sản phẩm cần phải có 1 loại sơn mài thay thế sơn ta. Các vị giáo sư thời bấy giờ có thầy Chu Phạm Ngọc Sơn đưa ra cách giải quyết là lấy dầu điều để tổng hợp lại, tạo dầu bóng hạt điều thay thế sơn ta. Đầu tiên dùng vỏ hạt điều ép nguội đề lấy được dầu điều. Dầu điều về thành phần cấu tạo Phenol trong dầu điều không đủ để tự phản ứng thành màng sơn, do đó phải được phản ứng với fromalin, sau đó được đóng rắn bằng các chất như chì, coban, mangan. Từ đó các sản phẩm dầu bóng đều ra đời. Để làm vóc nhanh người thợ sơn mài dùng dầu điều pha thêm bột cao lanh, thạch cao bã hay gọi là hom làm vóc sơn mài. Vật liệu làm vóc hay dùng để sơn sử dụng ngày nay là ván MDF (ván nhân tạo có thành phần từ bột gỗ xay mịn ép lại) Về màu sắc được cải tiến rất nhiều đủ các hệ sơn mới NC, PU ,có lá vàng, lá bạc, bột đồng, bột camay, v.v…. rất đa dạng và phong phú. Cách làm này được sử dụng rộng rãi ở các làng nghề sơn mài đến ngày nay.
Đánh giá lại sau từ 30-35 năm áp dụng sơn dầu điều, sơn NC, sơn PU các loại bột thạch cao, bột TALC. Các sản phẩm này so sánh với sơn mài truyền thống sử dụng sơn ta, sơn mài của nước Nhật, Trung Quốc ta gặp 1 số khuyết điểm sau:
1/ Độ phẳng và bóng mất dần theo thời gian.
2/ Dễ bay màu, sản phẩm sau khi sơn còn lưu lại mùi sơn.
3/ Độ cứng kém, đóng gói dễ bị để lại dấu (cấn màng sơn)
4/ Sơn hay bị dư chì trong sơn.
Đây là những sai số làm ảnh hưởng đến tuổi thọ sơn mài truyền thống Việt Nam, lý do được phân tích như sau:
1/ Do để nhanh chóng làm vóc sơn mài người thợ pha bột thạch cao, bột talc vào dầu điều dùng để hom làm vóc không đạt độ cứng vững chắc, do đó sau thời gian bề mặt sơn mài biến dạng, cong hoặc nứt.
2/ Trên bề mặt vóc sử dụng dùng các hệ NC, PU, 2K. Các độ cứng bề mặt không đạt quá 2H nên lúc đóng góp dễ bị cấn, có dấu.
3/ Các hệ sơn trên thường không kiểm soát nên dễ bị sơn lẫn chì
Các nước có truyền thống sơn mài người ta dùng các hệ nhựa đạt nhiều tính năng hơn như sơn polyester, Epoxy độ cứng lúc nào cũng 3H màng sơn dày hơn từ ½ à 1 lần so với sơn NC, PU dầu điều.
2. Sơn mài công nghiệp
Rút kinh nghiệm và học tập chung quanh ta công ty sơn Hoa Việt nghiên cứu, áp dụng các hệ sơn đa tính năng phù hợp điều kiện Việt Nam cho ra đời quy trình sơn mài công nghiệp.
Đây là một sản phẩm sơn mài nhưng được sản xuất theo quy trình khác so với sơn ta và sơn dầu điều được ứng dụng bởi các lớp sơn đa tính năng. Sơn men có độ dày và cứng dùng làm vóc sơn mài. Sơn 2k các màu tạo màu sắc và sơn 4H làm lớp phủ ngoài tạo độ bóng cứng. Sau đó dùng công nghệ 3M đánh bóng bề mặt sau khi sơn.
Ưu điểm của SƠN MÀI CÔNG NGHIỆP đi từ hệ sơn men 2K của sơn Hoa Việt so với SƠN TA và SƠN DẦU ĐIỀU
1/ Màng sơn bóng đạt chuẩn từ 95% trở lên.
2/ Bề mặt được giữ độ bóng lâu dài, màng sơn không nứt do nhiệt độ.
3/ Thời gian thi công các lớp sơn ngắn hơn.
4/ Màu sắc đa dạng và các sản phẩm sơn mài công nghiệp tương đồng với các nước trong khu vực.
5/ Áp dụng tốt cho nhiều vật liệu và nhiều ứng dụng khác như trang trí nội thất.
Quy trình sơn mài công nghiệp cơ bản
- Quy trình sơn mài trên gỗ MDF hoặc gỗ tự nhiên – bền màu – độ bóng và độ cứng cao
2. Quy trình sơn mài trên nhựa polyester
Sản phẩm ứng dụng